Bà bầu có nên ăn xoài không, đặc biệt phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có được ăn xoài là câu hỏi rất quan trọng đối với bất kỳ chị em nào. Chưa kể lúc thai nghén, nhiều mẹ bầu hay thèm chua, nhưng cũng chẳng dám ăn vì sợ không biết bà bầu có nên ăn xoài xanh, xoài chín, xoài lắc và cả xoài dầm hay không. Thực ra, chị em phụ nữ mang thai cẩn thận cũng đúng vì nhiều trường hợp ăn xoài không hề tốt chút nào.
Xoài là hoa quả giàu dinh dưỡng, nhưng không nên ăn nhiều
Chúng ta đều biết về các giá trị dinh dưỡng của xoài, nhưng một số chị em phụ nữ khi mang bầu không nên ăn xoài. Trước tiên, Yeutrithuc.com nói về các tác dụng tốt của xoài để khỏi nhiều người bảo chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn, mà Yêu Tri Thức lại bảo một số bà bầu không nên ăn.
Đầu tiên về dinh dưỡng, thì với 200 gram xoài có thể đáp ứng được 25% nhu cầu vitamin C và gần 60% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Xoài chứa nhiều các dưỡng chất có lợi như vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê, bà bầu ăn xoài là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, ăn xoài sai cách cũng có thể khiến mẹ bầu trở thành “nạn nhân” của nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Xoài là một loại trái cây nhiệt đới vô cùng thơm ngọt và giàu dinh dưỡng. Cụ thể, với 100g xoài tươi sẽ có hàm lượng dinh dưỡng như sau : Calo : 60kcal – Carbohydrates : 15g – Đạm : 0,8g – Chất xơ : 1,6g – Chất béo : 0,4g – Đường : 13-14g – Vitamin C : 36mg – Vitamin A : 54 IU – Axit folic : 43mcg – Pyridoxine : 0,12mg – Niacin : 0,67mg – Ribiflavin : 0,038mg – Thiamin : 0,028mg – Kali : 168mg – Canxi : 11mg – Sắt : 0,16mg – Magie : 10mg Kẽm : 0,09mg – Photpho : 14mg
Với rất nhiều lợi ích mà xoài xanh mang lại, chắc hẳn các mẹ bầu đều “thở phào” vì có thể vô tư ăn xoài xanh mà không sợ “nóng” hay “độc”. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ê răng, tăng nồng độ axit trong dạ dày gây cảm giác nóng bụng, “xót ruột”. Đặc biệt, mẹ tránh ăn xoài xanh lúc đói nhé vì như thế không tốt cho dạ dày chút nào.
Những nguy cơ khi ăn xoài không đúng cách
Tuy nhiên, nhiều bà bầu khi ăn xoài có thể xảy ra các biến chứng không tốt, như tiêu chảy, gây dị ứng, gây tăng cân, không tốt cho người tiểu đường (xoài chín) và có thể gây nóng, xoài xanh tạo nhiều axit trong dạ dày. Dưới đây là những nguy cơ phụ nữ mang thai khi ăn xoài có thể gặp phải.
– Tiêu chảy: Ăn quá nhiều xoài một lúc đã được chứng minh là gây ra tiêu chảy, nếu không xử lý sẽ dẫn đến rất mất nước và các vấn đề khác liên quan.
– Hàm lượng calo cao: Tuy nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng bù lại, hàm lượng carbonhydrate trong xoài cũng khá cao. Vì vậy, theo các chuyên gia, ăn xoài quá nhiều trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối sẽ khiến bạn khó kiểm soát cân nặng của mình.
– Tác nhân gây dị ứng: Phần mủ xoài, nhất là trong xoài xanh có thể khiến dạ dày của bạn trở nên khó chịu hoặc gây dị ứng da khi tiếp xúc.
– Cẩn thận với xoài lai và xoài chín nhân tạo: Không chỉ mất hết những lợi ích dinh dưỡng, xoài lai và các loại xoài chín ép đều chứa chất hóa học có thể khiến mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt, khó chịu dạ dày và nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Xoài chín nhân tạo ảnh hưởng rất xấu đến cả mẹ và thai nhi. Lý do là chúng được ép chín bằng cách sử dụng chất canxi cacbua – một chất độc hại. Nếu tiêu thụ loại xoài này trong thời gian dài có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng, buồn ngủ, chóng mặt, co giật, loét miệng, ngứa ran bàn tay hoặc bàn chân…
Đặc điểm xoài chín nhân tạo :
- Vàng ươm và có các đốm đen hoặc xám trắng.
- Thoang thoảng mùi tỏi.
- Mặc dù chín nhưng bên trong vẫn cứng.
- Không có vị hoặc hương vị không có gì đặc biệt.
- Hạn sử dụng ngắn sau khi mua về, thường xuất hiện các đốm đen sớm hơn so với xoài thông thường.
– Nguy cơ tiểu đường: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những mẹ bầu có tiền sử tiểu đường hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn xoài chín, bởi so với các loại trái cây khác, xoài là loại trái cây có hàm lượng đường khá cao.
– Bị tăng cân: Ngoài những Vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, thì trong xoài lại có chứa lượng Calo khá cao khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Bởi vậy để phòng tránh việc lên cân, bạn nên ăn xoài với số lượng phù hợp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối nên hạn chế ăn xoài sẽ tốt hơn để tránh bị lên cân.
– Nhiệt: Do có nhiều đường nên khi ăn nhiều xoài một lúc, cơ thể sẽ dễ bị nóng, sinh nhiệt, nổi mụn.
Tất nhiên xoài cũng có nhiều giá trị, mà chị em phụ nữ khỏe mạnh nên ăn. Yeutrithuc.com không phải khuyên mẹ bầu tuyệt đối tránh xa xoài, nhưng mà phải tùy người, tùy cơ địa mà ăn hợp lý. Giàu vitamin C, xoài xanh hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, củng cố hệ xương chắc khỏe. Lượng vitamin C dồi dào trong thành phần quả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch vốn trở nên yếu ớt trong thời gian mang thai của bà bầu. Hơn nữa, mẹ bầu không phải lo thiếu máu, thiếu sắt bởi vitamin C còn hỗ trợ mạch máu lưu thông tốt, cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
Trong thời gian bị ốm nghén, đa phần các mẹ bầu đều thèm ăn chua. Do đó, xoài xanh vốn là loại quả đứng đầu danh sách thực phẩm yêu thích của phụ nữ mang thai. Lựa chọn này hoàn toàn hợp lý, bởi ngoài C, xoài xanh còn chứa nhiều kali, selen và phenol, chất chống ô-xy hóa, đặc biệt tốt cho hệ tim mạch. Vì vậy, khi cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu, bầu có thể ăn xoài để giảm bớt cường độ cũng như tần số của chứng ốm nghén. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, bởi ăn quá nhiều xoài xanh sẽ làm tăng lượng a-xít trong dạ dày, gây xót ruột, đầy bụng.
Nguyên tắc ăn xoài xanh mà mẹ nên nhớ:
– Mẹ không nên ăn xoài xanh quá nhiều sẽ làm tăng lượng a-xít trong dạ dày, gây xót ruột, đầy bụng.
– Chỉ nên ăn xoài xanh sau bữa ăn, không nên ăn khi đói.
– Xoài còn xanh có chứa nhiều nhựa nên khi gọt vỏ xong mẹ nên rửa kỹ để tránh gây ngứa miệng, lở miệng.
– Những mẹ bầu có vấn đề về dạ dày không nên ăn xoài xanh vì lượng axit trong xoài có thể khiến tình trạng của mẹ tồi tệ hơn.
– Xoài còn xanh có chứa nhiều nhựa (mủ) nên khi gọt vỏ xong mẹ nên rửa kỹ để tránh ăn phải mủ gây ngứa miệng, lở miệng.
– Hàm lượng đường trong xoài chín khá cao, nếu ăn nhiều dễ làm mẹ bầu tăng cân, tăng cả lượng đường trong máu, gây thừa cân và tiểu đường thai kỳ. Do đó, mẹ chỉ nên ăn xoài chín vào bữa phụ hoặc ăn tráng miệng.
– Những mẹ bầu có lượng đường trong máu không ổn định tuyệt đối không ăn xoài chín bởi khi lượng đường trong cơ thể quá cao, lên đến một mức độ nào đó dễ gây dị ứng cho thai nhi.
– Mẹ bầu dễ mẫn cảm cũng không nên ăn xoài chín vì cơ thể nóng lên dễ khiến da bị ngứa ngáy. Khi ăn xoài xong, mẹ bầu có da nhạy cảm nên lau sạch xoài dính trên miệng, trên da để tránh bị dị ứng.
– Cũng giống như các loại trái cây khác, xoài cũng được ủ bằng các loại hóa chất cho mau chín nên có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, mẹ nên chín mua xoài tại các cửa hàng trái cây uy tín, chọn các loại quả tươi, tránh các loại chín héo, chín ép nhé!
Bà bầu nên ăn xoài như thế nào thì tốt: Trong xã hội hiện đại rất khó để mua được trái cây chín tự nhiên nhưng với những biện pháp sau, chúng ta có thể giảm thiểu được độc tố đi vào cơ thể, đó là :
- Rửa kỹ trái cây, vừa giúp loại bỏ độc tố vừa giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria từ đất.
- Lột vỏ xoài trước khi ăn, hạn chế ăn cả vỏ.
- Luôn vệ sinh dao và thớt trước và sau khi sử dụng với quả xoài.
- Nên mua xoài xanh và để nó tự chín ở nhà.
Bên cạnh đó, các bà bầu không nên ăn quá nhiều xoài trong một ngày, tối đa 1 quả/ngày. Không nên ăn xoài liên tiếp nhiều ngày liền, thay vào đó là các loại trái cây khác nữa.
Riêng đối 3 tháng cuối thai kỳ, nên giảm lượng xoài xuống, vì nếu ăn nhiều quá có thể kích thích chảy máu và dẫn đến sẩy thai. Xoài là một loại trái cây theo mùa và chúng ta nên ăn nó khi đến mùa của nó là tốt nhất.
Hy vọng bài viết của Yeutrithuc.com đã giúp chị em phụ nữ mang thai đã tự trả lời câu hỏi liệu bà bầu có được ăn xoài không. Xoài kể cả xoài xanh, xoài chính hay xoài dầm đều tốt, và chị em có thể ăn một lượng vừa đủ, chọn xoài hái từ cây thì tốt, không hóa chất nhé. Nhưng với một số bà bầu thì cần hạn chế ăn xoài, đặc biệt xoài quá chua hoặc quá chín, cảnh giác với xoài Trung Quốc bán trôi nổi vì có dư lượng hóa chất bảo quản thực vật nhiều.